I. Khái niệm về SSOP là gì?
SSOP hay cụ thể hơn Sanitation Standard Operating Procedures được định nghĩa là quy trình vận hành vệ sinh tiêu chuẩn.
SSOP thường tập hợp những hướng dẫn chi tiết dưới dạng văn bản ghi chép lại các hoạt động thường lệ liên quan tới vấn đề vệ sinh trong một nhà máy chuyên về sản xuất thực phẩm.
Ví dụ như các hoạt động vệ sinh cá nhân hay vệ sinh bề mặt thiết bị tiếp xúc với thực phẩm đều được coi là một SSOP.
==> Có thể bạn quan tâm: GSP trong ngành dược là gì?
Đặc điểm của SSOP:
- Đơn giản, súc tích, dễ hiểu
- Chi tiết, đảm bảo cung cấp rõ ràng từng bước để bất kỳ ai cũng thực hiện công việc đúng cách.
- Cụ thể, thể hiện được chính xác và đúng với những hoạt động thực tế hàng ngày trong cơ sở sản xuất đó.
- Kiểm soát và đánh giá thường xuyên, đảm bảo tính chính xác và cập nhật phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng SSOP là gì?
Việc áp dụng SSOP hợp lý trong quá trình sản xuất thực phẩm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau như:
- Tăng hiệu quả của cho hệ thống chứng nhận HACCP.
- Giảm số lượng những điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong HACCP.
- Được áp dụng cùng với GMP ngay cả khi không có HACCP.
- Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm;
- Hạn chế nguy cơ thực phẩm bị thu hồi;
- Tiết kiệm chi phí thời gian, công sức trong quá trình hoạt động.
- Giúp người lao động dễ dàng thực hiện công việc của mình do thời gian, hạng mục công việc, các yêu cầu về vật chất đã được thiết lập rõ ràng.
- Được coi như là một cách giúp hoạt động kiểm toán nội bộ có thể dễ dàng kiểm tra khi kiểm toán những chương trình/thủ tục của nhà máy.
- Nâng cao độ tin cậy đối với khách hàng, đối tác
- Là một biện pháp phòng vệ pháp lý khi có các khiếu nại liên quan đến chất lượng và an toàn sản phẩm.
==> Có thể bạn quan tâm: ICH là gì?
Các yếu tố của một SSOP
Các phần tử nên có trong SSOP bao gồm:
- Tên công ty
- Ngày (cập nhật gần nhất hoặc kể ngày có hiệu lực)
- ID phiên bản SSOP
- Số SSOP (tùy chọn). Một số công ty chỉ định số cho SSOP của họ, họ có thể kết hợp số và phiên bản SSOP. Ví dụ: SSOP # 3, phiên bản 5 có thể là SSOP: 3.05
- Tiêu đề (Đặt tên cho chương trình)
- Các mục chính trong quy trình
- Tần suất (tần suất nên thực hiện các bước trong quy trình)
- Thủ tục: Hướng dẫn từng bước thực hiện trong quy trình vận hành tiêu chuẩn
- Lưu trữ hồ sơ ghi lại toàn bộ quá trình, các bước thực hiện trong quy trình vận hành
- Người chịu trách nhiệm về nội dung và cập nhật SSOP. Bao gồm chữ ký và có ghi ngày tháng.
- Số trang SSOP
SSOP bao gồm những hệ thống lĩnh vực gì?
SSOP kiểm soát quy trình, quy phạm vệ sinh và tất cả những yếu tố liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khi ra thành phẩm cuối cùng.
Nội dung cụ thể bao gồm:
- SSOP 1: An toàn của nguồn nước.
- SSOP 2: An toàn của nước đá.
- SSOP 3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
- SSOP 4: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
- SSOP 5: Vệ sinh cá nhân.
- SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
- SSOP 7: Sử dụng, bảo quản hóa chất.
- SSOP 8: Sức khỏe công nhân.
- SSOP 9: Kiểm soát động vật gây hại.
- SSOP 10: Kiểm soát Chất thải.
- SSOP 11: Quy phạm vệ sinh SSOP – Thu hồi sản phẩm.
Lưu ý: Nội dung của SSOP có thể thay đổi tùy theo từng cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm. Có thể kiểm tra đủ cả 11 lĩnh vực như trên hoặc chỉ kiểm soát một số lĩnh vực hoặc phải xây dựng SSOP cho một khu vực đặc biệt.
II. Quy trình SSOP
Cấu trúc của SSOP sẽ biến đổi tùy theo tiện nghi, mỗi tiện nghi đều được thiết kế khác nhau. Các Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh (SSOP ) phải được văn bản hóa trong khi các Chương trình Thực hành sản xuất tốt thì lại không cần. Tuy nhiên, các GMP thường là một phần trong các quy trình SSOP và trong các hướng dẫn họat động.
Các kiểm soát vệ sinh có thể nằm trong chương trình HACCP. Tuy nhiên, trong chừng mực là một sự giám sát, các giám sát vệ sinh không cần thiết phải nằm trong chương trình HACCP và ngược lại.
Trong quá trình sản xuất, mỗi công ty chế biến phải thường xuyên kiểm soát các điều kiện và cách vận dụng để bảo đảm, tối thiểu, phù hợp với các điều kiện và cách vận dụng thích hợp cho nhà máy và lọai thực phẩm đang được chế biến mà còn liên quan đến các vấn đề:
1.Tính an toàn của nguồn nước sử dụng cho thực phẩm hoặc các giao diện tiếp xúc với thực phẩm, hoặc dùng để sản xuất đá;
2. Điều kiện và tính vệ sinh của các giao diện tiếp xúc với thực phẩm, kể cả các dụng cụ, găng tay và quần áo bảo hộ;
3. Ngăn ngừa sự ô nhiễm chéo từ các vật thiếu vệ sinh xâm nhập vào thực phẩm, vật liệu đóng gói thực phẩm và các giao diện khác tiếp xúc với thực phẩm, kể cả các dụng cụ, găng tay và quần áo bảo hộ, và từ các sản phẩm nguyên liệu truyền sang các sản phẩm đang chế biến;
4.Bảo trì các tiện nghi rửa tay, làm vệ sinh tay và tiện nghi vệ sinh;
5. Bảo vệ không cho thực phẩm, vật liệu đóng gói thực phẩm và các giao diện tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm bởi dầu nhờn, nhiên liệu, các loài côn trùng, hoá chất lau chùi, chất làm vệ sinh, chất kết tủa và các hoá chất khác, các chất gây ô nhiễm về vật lý và sinh vật.
6. Dán nhãn, bảo quản và sữ dụng các hoá chất có độc tính.
7. Kiểm soát tình trạng sức khỏe của nhân viên, nguyên do có thể gây nên sự ô nhiễm vi sinh vật cho thực phẩm, các vật liệu đóng gói thực phẩm và các giao diện tiếp xúc với thực phẩm.
8. Diệt sạch các côn trùng ở nhà máy thực phẩm.
==> Có thể bạn quan tâm: Xây dựng phòng sạch tiêu chuẩn GMP.
Rất cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi!
Để được tư vấn miễn phí và báo giá cụ thể xin vui lòng liên hệ:
Hotline:0969 574 589 – 0399 402 399