Phòng áp lực âm

1. Phòng áp lực âm là gì?

Khái niệm;

Phòng áp lực âm là phòng sử dụng hệ thống thông gió có chức năng tạo áp suất âm với phần còn lại của toàn nhà. Không khí trong lành có thể đi vào phòng nhưng chỉ không khí đã qua xử lý mới có thể thoát ra ngoài.

Cấu tạo;

Phòng áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phần: là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài đi qua phòng đệm rồi vào phòng điều trị. Từ phòng điều trị, dòng không khí đi qua bộ lọc hiệu suất cao rồi bơm ra ngoài. Bên trong, buồng áp lực âm đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, vật dụng cần thiết, bao gồm cả nhà vệ sinh.

Phòng áp lực âm là phương pháp cách ly được sử dụng để ngăn chặn sự lấy nhiễm chéo giữa các phòng trong bệnh viện. Thường được sử dụng để cách ly người bệnh mang các bệnh truyền nhiễm qua không khí như lao, sởi, thủy đậu hay Covid – 19…

2. Nguyên lý phòng áp lực âm

Phòng áp lực âm_Nguyễn Hoàng

Áp lực âm trong phòng được tạo ra và duy trì nhờ hệ thống thông gió bằng cách thoát nhiều không khí ra khỏi phòng hơn lượng không khí vào phòng. Không khí vào phòng qua một khe hở cao khoảng 4 cm, ở phía dưới cửa ra vào. Ngoại trừ khe hở này, phòng áp lực âm phải được kín nhất có thể. Các đường dây, đường ống ra vào phòng, các ổ cắm điện đều không tạo ra khe hở. Nếu phòng áp lực âm có cửa sổ cũng phải kín khít và có niêm phong. Bất kỳ sự rò rỉ khí nào đều sẽ ảnh hưởng hoặc triệt tiêu hoàn toàn áp suất âm của phòng, ảnh hưởng đến tác dụng của phòng khử khuẩn áp lực âm.

Sau đó, áp suất trong phòng sẽ giảm xuống nhờ hệ thống bơm hút gió. Trong phòng áp suất âm, các cửa hút gió thường đặt ở đầu giường của người bệnh, gần hơi thở của họ nhất. Điều này giúp hạn chế tối đa virus, vi khuẩn trong giọt bắn từ khí thở của người bệnh tiếp cận khi bác sĩ đến thăm khám.

Không khí trong phòng áp lực âm, mang theo các vi khuẩn, virus chứa mầm bệnh sẽ phải qua hệ thống lọc không khí hiệu suất cao HEPA . Hệ thống lọc HEPA gồm các màng lọc được làm từ sợi thủy tinh, tạo các khe hở chỉ cách nhau 0,3 µm. Chúng sử dụng cơ chế khuếch tán và hút tĩnh điện để bắt giữ các thành phần trong không khí lớn hơn khe hở. Các hạt bụi, vi khuẩn, virus sẽ lưu lại trên màng lọc cho đến khi được khử trùng. Độ sạch qua màng lọc gần như tuyệt đối, đạt đến trên 99,99%. Những điều trên giúp trả lời cho câu hỏi nguyên lý của phòng áp lực âm là gì?

3. Cấu tạo phòng áp lực âm

Phòng áp lực âm_Nguyễn Hoàng
Phòng áp lực âm có cấu tạo 2 phần, bao gồm phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài đi qua phòng đệm từ cửa hút để xử lý rồi vào phòng điều trị sẽ là không khí sạch tự nhiên. Từ phòng điều trị, dòng không khí đi qua bộ lọc hiệu suất cao HEPA rồi bơm ra ngoài. Ở phía trong trong phòng áp lực âm, các trang thiết bị phòng sạch, vật dụng cần thiết, bao gồm cả nhà vệ sinh đều được trang bị đầy đủ. Trong phòng áp lực âm, toàn bộ không khí sẽ được thay mới 5 phút một lần.

Để duy trì được áp suất âm trong phòng cách ly áp lực âm, người ta đã xây dựng phòng với trần nguyên khối, cửa ra vào khít kín hoàn toàn với khe hở dưới cánh khoảng 1,27cm. Không khí vào phòng qua một khe hở ở phía dưới cửa ra vào và ngoại trừ khe hở này, phòng áp lực âm phải được kín nhất có thể. Các đường dây, đường ống, vòi nước, ổ cắm điện và cửa sổ đều được bịt kín nhất có thể. Nếu phòng áp lực âm có cửa sổ thì nó cũng phải kín khít và có niêm phong vì bất kỳ sự rò rỉ khí nào cũng đều gây ảnh hưởng hoặc triệt tiêu hoàn toàn áp suất âm của phòng, khiến phòng mất đi tác dụng khử trùng tuyệt đối của nó.

Hệ thống bơm hút gió sẽ giúp giảm áp suất trong phòng áp lực âm xuống. Ống hút gió thường được đặt ngay gần đầu của giường bệnh vì đây là nơi gần với hơi thở của bệnh nhân nhất nên nó sẽ giúp hạn chế hơi thở của bệnh nhân chạm tới đường hô hấp của bác sĩ khi họ đến tận giường bệnh để thăm khám.

Để xử lý không khí bị ô nhiễm và chứa virus trong phòng, người ta sử dụng hệ thống lọc không khí hiệu quả cao HEPA (High-efficiency particulate air) để loại bỏ virus trước khi thoát ra ngoài theo hệ thống thông gió. Nhờ có hệ thống HEPA mà khả năng lây lan của virus giảm xuống, ngăn chặn hiện tượng lây nhiễm chéo qua dòng không khí giữa các bệnh nhân và bác sĩ.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc HEPA là dựa trên cơ chế khyếch tán và hút tĩnh điện. Nó cho phép bắt được các hạt có kích thước nhỏ hơn khe hở, khoảng 0,3 micromet. Vì các giọt bắn của mầm bệnh thường có kích thước khoảng từ hàng chục micromet trở lên nên bộ lọc này có thể xử lý đến trên 99,99% không khí trong đường ống hút từ phòng áp lực âm. Virus và bụi bẩn sẽ bị giữ lại trên các màng bọc cho đến khi chúng tự chết hoặc bị nhân viên y tế đến xử lý, khử trùng bộ lọc và thay cái mới.

Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối nên trong các phòng áp lực âm, các nhà vệ sinh cũng được thiết kế đầy đủ và đây cũng là một phòng áp lực âm khác. Cũng giống như phòng giường bệnh của bệnh nhân, không khí ở đây cũng chỉ có thể đi vào mà không thể đi ra. Nhờ vậy mà các mầm bệnh sẽ không bị phát tán ngược trở lại và tới phòng cách ly nơi người bệnh đang điều trị.

Giữa phòng điều trị và hành lang còn có 2 phòng nhỏ, còn được gọi là phòng đệm. Phòng đệm đầu tiên là nơi các nhân viên y tế mặc quần áo chống nước, găng tay phẫu thuật, khẩu trang, giày và mũ trùm đầu bảo hộ trước khi vào phòng cách ly.

Sau khi điều trị cho bệnh nhân xong, nhân viên y tế sẽ rời buồng cách ly bằng phòng đệm thứ hai. Đây là nơi quần áo đã tiếp xúc với bệnh nhân và kim phẫu thuật được lấy ra và mang đi tiêu hủy. Đặc biệt, trong các phòng điều trị áp lực âm, người ta cũng trang bị hệ thống monitor kết nối ra bên ngoài để truyền các thông số về nồng độ oxy, nhịp thở, nhịp tim… của bệnh nhân. Khi cần thiết, bệnh nhân và các y bác sĩ có thể trao đổi với nhau bằng điện đàm.

—> Đọc thêm các tiêu chuẩn phòng sạch y tế

4. Kiểm tra phòng áp lực âm

Phòng áp lực âm là gì? Để một phòng áp lực âm được đưa vào sử dụng cần đáp ứng rất nhiều các tiêu chuẩn khắt khe. Một cách đơn giản để kiểm tra áp suất trong phòng đã âm hay chưa là sử dụng một ống thổi khói. Ống thổi khói sẽ được đặt song song với cửa ra vào, cách khe hở khoảng 5 cm. Khói được bơm ra với vận tốc không quá lớn so với vận tốc không khí. Nếu áp suất trong phòng đảm bảo là áp suất âm thì khói sẽ luồn dưới cửa vào phòng. Còn nếu áp suất trong phòng chưa âm, thì làn khói sẽ không di chuyển hoặc bị thổi ra ngoài.

5. Phòng áp lực âm có tác dụng gì?

Phòng áp lực âm_Nguyễn Hoàng
Phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly trong bệnh viện.

– Hỗ trợ trong điều trị các ca bệnh nặng, nguy cơ lây nhiễm cao.

– Ngăn ngừa vi khuẩn, virus phát tán từ buồng bệnh ra môi trường bên ngoài.

– Đảm bảo an toàn, tránh nhiễm chéo giữa người bệnh, nhân viên y tế và người nhà chăm sóc.

Đây là câu trả lời cho bạn về phòng áp lực âm có tác dụng gì, tuy nhiên, phòng áp lực âm không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus mà chỉ làm giảm hàm lượng của chúng trong không khí. Khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, các giọt bắn, dịch tiết có chứa vi khuẩn, virut nặng, không bị hút theo luồng không khí ra khỏi phòng, mà bám lại trên các bề mặt tiếp xúc. Nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân nếu vô ý có thể cũng bị lây nhiễm bệnh. Do đó, những người ra vào phòng áp lực âm đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Tác dụng của phòng áp lực âm rất lớn trong điều trị tại các bệnh viện. Nhưng hiện nay, thiết kế, xây dựng và vận hành một phòng áp lực âm khá phức tạp, tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao. Mỗi phòng áp lực âm hiện chỉ có thể sử dụng cho một người bệnh. Nên cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển để sử dụng phòng áp lực âm hiệu quả nhất.

—> Tác dụng của phòng áp lực dương

Tiêu chuẩn của phòng áp lực âm có tiêu chuẩn đo lường khắt khe về kỹ thuật, chất lượng và chỉ khi đạt tiêu chuẩn thì mới đưa vào sử dụng. Dưới đây là 34 tiêu chuẩn của phòng áp lực âm trong cách ly người bệnh lây qua đường không khí mà Bộ Y Tế hướng dẫn.

Tiêu Chuẩn Phòng áp Lực âm Tiêu Chuẩn Phòng áp Lực âm Tiêu Chuẩn Phòng áp Lực âm

6. Thiết kế phòng áp lực âm

– Phòng có áp suất không khí tương đương với áp suất môi trường hoặc cao hơn. (phòng này thường là Hành lang duy chuyển bên ngoài)

– Phòng có áp suất không khí trong phòng cao hơn nơi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch được bảo vệ khỏi sự lây truyền trong không khí của bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào. Phòng này phải có áp suất thấp hơn so với – phòng bên trên. Phòng này thường có tên là: Airlock, phòng đệm, hoặc làm khu thay đồ sạch trước khi vào phòng cách ly.

Phòng áp lực âm nơi có bệnh nhân cách ly, trong đó con người được bảo vệ khỏi mọi sự lây truyền trong không khí từ bệnh nhân có thể có nguy cơ nhiễm trùng. (phòng bệnh nhân cách ly)

– Phòng có áp suất thấp hơn so với phòng bệnh nhân để tránh các dịch thải nguy hại đi ngược về phòng bệnh nhân. (phòng WC của bệnh nhân hoặc phòng rác thải)

Phòng áp lực âm_Nguyễn Hoàng

7. Lưu ý khi thiết kế phòng cách ly áp lực âm

– Các phòng cách ly có số lần trao đổi không khí khá cao so với các phòng thuộc khu vực bệnh nhân khác. Điều này áp dụng cho cả cấp không khí và thải không khí bẩn.

– Tính toán lượng gió và nhiệt độ gió cấp vào phải bao gồm nhiệt thừa sinh ra trong phòng bệnh nhân, đảm bảo sự thoải mái của bệnh nhân cần được chú ý đặc biệt.

– Cần xem xét việc lắp đặt các bộ điều nhiệt riêng (máy lạnh hoặc AHU) trong mỗi phòng để có thể kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm tương đối không khí từ bên trong phòng.

– Các phòng cách ly áp lực âm không nhất thiết luôn luôn yêu cầu phải có phòng đệm (AL, thay đồ). Điều này cần được xác định bởi cách vận hành được đề xuất và đưa vào giai đoạn đầu của quá trình thiết kế. Tuy nhiên, trong trường hợp phòng đệm là một yêu cầu phải có, nó phải được cung cấp cửa tự đóng và có đủ diện tích để cho phép ra vào các thiết bị hoặc quần áo bảo hộ cá nhân.

– Giải pháp đề xuất khi thiết kế phòng cách ly áp lực âm

– Một đánh giá nên được thực hiện đối với các yêu cầu thiết kế phòng Cách ly và phòng đệm để xác định tính thực tế của các điểm tiếp giáp có được chèn kín khi không khí có thể thâm nhập vào trần và tường.

– Trong một số các trường hợp, cần trang bị thêm một vách ngăn nữa. Bức vách giả lắp đặt thêm cũng là một các để xác định vị trí khi duy trì tính toàn vẹn của áp suất không khí; do căn phòng đệm ngoài không bị xâm nhập (phòng này cùng áp suất với môi trường. Phương pháp này sẽ đạt được sự ngăn chặn áp suất không khí tốt nhất có thể.

8. Thiết kế phòng chờ (AL) cho khu vực cách ly áp suất âm

– Sảnh chờ hoặc Airlock, khi được bố trí vào khu vực cách ly áp lực âm, có chức năng như:

– Một khu vực được kiểm soát trong đó việc chuyển giao vật tư, thiết bị và người có thể xảy ra mà không gây ô nhiễm ảnh hưởng đến các khu vực chăm sóc sức khỏe xung quanh

– Một phòng ngăn chặn sự mất áp suất đột ngột khi mở cửa làm báo động lên hệ thống BMS.

– Kiểm soát sự ra vào của không khí bị ô nhiễm trước khi cửa được mở.

– Một khu vực được kiểm soát nơi thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc quần áo có thể được mặc hoặc gỡ bỏ trước khi vào / ra khỏi khu vực ô nhiễm bị cô lập.

– Phòng chờ sẽ yêu cầu đủ không gian để cho phép lưu trữ Thiết bị bảo vệ cá nhân , tức là áo choàng và găng tay để cách ly bảo vệ.

– Phòng chờ không nên được chia sẻ giữa các phòng cách ly (dung chung 1 phòng chờ cho 2 phòng cách ly). Khi một phòng WC được cung cấp cho Phòng cách ly, cửa vào WC không nên được đặt trong phòng chờ.

NGUYỄN HOÀNG LÀ ĐƠN VỊ LUÔN LUÔN LẤY NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG LÀM NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, VÌ THẾ QUÝ KHÁCH HÀNG HOÀN TOÀN YÊN TÂM KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUYỄN HOÀNG.

Rất cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi!

Để được tư vấn miễn phí và báo giá cụ thể xin vui lòng liên hệ:

 Email: huynguyen@nguyenhoangco.com; namnguyen@nguyenhoangco.com

Hotline:0969 574 589 – 0399 402 399

– Website: https://nguyenhoangcoop.com/

– Facebook: https://www.facebook.com/nguyenhoang