CFM là gì? Quy đổi CFM, ý nghĩa của CFM

CFM là gì?

CFM là gì? - Nguyễn Hoàng

CFM – Nhắc đến đơn vị tính này nghe khá xa lạ đối với mọi người, thế nhưng với các cá nhân làm về mảng kỹ thuật thì nó đã rất quen thuộc.

Vậy CFM đem tới những lợi ích gì cho chúng ta trong cuộc sống?

Đơn vị CFM là gì?

CFM chính là viết tắt của “Cubic Feet per Minute” – Một đơn vị đo lường lưu lượng khí trong một thời gian nhất định. CFM được sử dụng để đo lượng khí một quạt, máy nén khí hoặc hệ thống thông gió có thể thổi qua trong một phút.

Đơn vị này thường được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến thông gió, điều hòa không khí và các hệ thống trao đổi nhiệt. CFM= Ft3/phút

CFM là gì? - Nguyễn Hoàng

CFM có tác dụng chính là để kiểm tra lưu lượng gió phát ra từ quạt nhiều hay ít, giúp người dùng nắm bắt rõ. Không những thế, CFM còn có tác dụng đo lường thể tích không khí và tốc độ di chuyển của không khí khi quạt hoạt động.

==> Có thể bạn quan tâm: VAV là gì? Chức năng của VAV.

Quy đổi đơn vị CFM

Quy đổi là yêu cầu cần thiết khi sử dụng bơm ly tâm và bơm hút chân không (hay bất kỳ các thiết bị nào) có liên quan đến đơn vị CFM.

Đổi đơn vị CFM sang m3/h

Đơn vị CFM chuyển đổi sang m3/h (1 cfm = ? m3/h) với những tỷ lệ cụ thể như sau:

CFM x 1,69901082 = m3/h hoặc CFM = 1/1,69901082 m3/h = 0,5885777702 m3/h

Từ tỉ lệ này, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng đổi CFM sang m3/h.

Quy đổi CFM sang các đơn vị khác

Để dễ dàng hơn cho việc đổi đơn vị cfm sang l/s, m3/h hay các đơn vị khác, bạn có thể theo dõi bảng dưới đây:

CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ LƯU LƯỢNG GIÓ

from Nhân với to
CFM 1,6990108 = m3/giờ (m3/h)
0,0283168 m3/phút (m3/min)
0,0004719 m3/giây (m3/s)
0,4719475 l/s
28,3168470 l/min
m3/h 0,5885778 = CFM
m3/min 35,3146662
m3/s 2118,8799728
l/s 2,1188800
l/min 0,0353147

 

Từ các tỷ lệ trên, chúng ta hoàn toàn có thể quy đổi CFM ra các đơn vị bất kỳ (tùy thuộc vào yêu cầu chính xác để làm tròn kết quả).

Giả dụ:

1 CFM = 1,6990108 m3/h = 0,4719475 l/s

3 CFM = 5,0970325 m3/h = 1,4158424 l/s

CFM bao nhiêu thì tốt cho máy?

Muốn lựa chọn một thiết bị có CFM tốt cho máy cũng như đảm bảo được tính hiệu quả là làm mát, thì bạn nên chọn những loại thiết bị có lưu lượng gió phù hợp với diện tích của từng căn phòng.

Đối với một căn phòng có hình hộp đơn giản thì:

Khối lượng thể tích = Chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Tuy nhiên, đối với một số không gian có trần nhà góc cạnh, tường không đều sẽ khiến chúng ta rất khó đo đạc. Với các trường hợp như thế thì bạn nên tách các hình phức tạp thành các hình đơn giản để đo lường, sau đó tính tổng các phép đo lại với nhau, ta có khối lượng thể tích của căn phòng.

Tiêu chuẩn hệ thống thông gió tốt

Tiếp theo đây sẽ là một số tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống thống thông gió tốt cho quý khách khi muốn mua CFM cho căn phòng của mình.

CFM là gì? - Nguyễn Hoàng

CFM – Phòng động cơ, phát điện

  • Đối với phòng động cơ, máy phát điện hay phòng nồi hơi, các căn phòng này đều có điểm chung là nó thải ra các khí độc, gây nguy hiểm tàng cho con người như mắc bệnh, ngộ độc, cháy nổ.
  • Vì thế, luồng không khí trong này nên được luân chuyển một cách nhanh chóng sau 1-4 phút. Nếu căn phòng đó chứa động cơ 2000 khối thì người dùng cần CFM = 500 – 2000 m3/ft.

CFM – Nhà bếp, quán cà phê

  • Đây là các không gian lưu trữ không khí từ trung bình đến cao (khoảng từ 2-5p/ lần), một không gian rộng khoảng 2000ft3, người dùng cần CFM trong khoảng từ 400-1000 m3/ft.

CFM – Kho, xưởng công nghiệp

  • Đối với các khu vực này thì CFM nên sử dụng ở khoảng 280-670 CFM.

CFM là gì? - Nguyễn Hoàng

==> Có thể bạn quan tâm: Phòng sạch và các loại vật tư phòng sạch Nguyễn Hoàng.

Các yếu tố để tính toán CFM

Như đã đề cập, đây là ba yếu tố chính được tính đến khi tính toán CFM của máy nén khí:

  1. Thể tích bình chứa: Kích thước bình chứa máy nén khí quy định thời gian giữa các chu kỳ. Do đó, nó xác định thời gian chạy của khí cụ trước khi máy nén phải quay trở lại.

Bình lớn hơn thuận tiện cho các dụng cụ cần lượng khí lớn và được sử dụng liên tục. Thông thường, thể tích bể được biểu thị bằng gallon, chuyển đổi thành cubit ft trong quá trình tính toán CFM.

  1. Áp suất tiêu chuẩn (atm): Đây là lượng áp suất được tạo ra để làm đầy không khí vào bình rỗng. Lý tưởng nhất là áp suất này được đo bằng psi (pound-lực trên inch vuông).

Tuy nhiên, nó được chuyển đổi thành đơn vị áp suất khí quyển tiêu chuẩn (atm) trong khi tính toán CFM.

  1. Thời gian bơm đầy bình: Đây là thời gian để bình chứa máy nén đầy, thường được đo bằng giây, giúp xác định giá trị trên phút của lưu lượng khí nén.
NGUYỄN HOÀNG LÀ ĐƠN VỊ LUÔN LUÔN LẤY NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG LÀM NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, VÌ THẾ QUÝ KHÁCH HÀNG HOÀN TOÀN YÊN TÂM KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUYỄN HOÀNG.

Rất cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi!

Để được tư vấn miễn phí và báo giá cụ thể xin vui lòng liên hệ:

 Email: huynguyen@nguyenhoangco.com; namnguyen@nguyenhoangco.com

Hotline:0969 574 589 – 0399 402 399

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *